TIÊU CHUẨN CHỈ SỐ SUY HAO MỐI HÀN CÁP QUANG

Suy hao trong sợi quang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế hệ thống, là tham số xác định khoảng cách giữa phía phát và phía thu. Trên một tuyến thông tin quang, các suy hao ghép nối giữa nguồn quang với sợi quang, giữa sợi quang với sợi quang giữa sợi quang với đầu thu quang và sợi quang với các thiết bị khác trên tuyến như khuếch đại quang … đều có thể coi là suy hao trên tuyến cáp quang. Bên cạnh đó quá trình sợi bị uốn cong quá giới hạn cho phép cũng tạo ra suy hao quang.Các suy hao này là suy hao ngoài bản chất của sợi, do đó có thể làm giảm chúng bằng nhiều cách khác nhau

Tiêu chuẩn suy hao cáp quang

1.Tiêu chuẩn quốc gia

  • TCVN 8665:2011 chuyển đổi từ TCN 68-160:1996 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
  • TCVN 8665:2011 được xây dựng trên cơ sở Khuyến nghị G.651.1 (07/2007), G.652 (11/2009), G.653 (07/2010), G.655 (11/2009) của Liên minh Viễn thông Thế giới ITU-T.
  • TCVN 8665:2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

2. Các mức suy hao đạt tiêu chuẩn

Loại Splitter    Suy hao (dB)

1:2       ≤3.5dB

1:4       ≤7.5dB

1:8       ≤10.5dB

1:16     ≤13.5dB

1:32     ≤17.5dB

1:64     ≤20.5dB

Công thức tính suy hao= Tổng suy hao mối hàn + suy hao splitter + suy hao chiều dài tuyến cáp

Trong đó:

  • Suy hao tuyến cáp dựa theo tiêu chuẩn là 0.35dB/Km
  • Suy hao mối hàn dựa theo tiêu chuẩn là 0.1dB/mối
  • Suy hao connector dựa theo tiêu chuẩn là 0.3dB/connector
Thực tế ta đo được công suất sau Splitter
  • Cấp 1: đo được từ (-10dBm đến -13dBm)
  • Cấp 2: đo được từ (-21dBm đến -27dBm)

https://sg.cdnki.com/tieu-chuan-do-suy-hao-cap-quang---aHR0cHM6Ly90aW5kaWNodnUuY29tL3dwLWNvbnRlbnQvdXBsb2Fkcy8yMDIyLzA3L2Jhbmctc3V5LWhhby1jYXAtcXVhbmcuanBn.webp

 3.Tiêu chuẩn suy hao mối hàn cáp quang

Suy hao mối hàn phụ thuộc vào mức tổn hao cho phép của đường dẫn cáp và tổn hao mối nối connector.

Về lý thuyết:

  • Suy hao sợi quang cho phép ở bước sóng 850nm: 3,5dBm / km (cáp MM)

  • Suy hao sợi quang cho phép 1300nm: 1,0dBm / km (cáp MM)

  • Suy hao sợi cho phép 1310nm: 0,35dBm / km (sợi đơn mode)

  • Suy hao sợi quang cho phép 1550nm: 0,22dBm / km (sợi quang đơn mode)

  • Suy hao sợi hàn cáp quang <0,1dBm ( thực tế suy hao <0,05dBm)

  • Suy hao đầu nối: <0,5dBm (0,35dBm cho đầu nối SC / APC)

  • Hầu hết tất cả các loại máy hàn cáp quang hiện nay đều cam kết suy hao trung bình của mối hàn là: 0,02dB (SM), 0,01dB (MM), 0,04dB (DS) và 0,04dB (NZDS), BI: 0,02dB

Một số cách kiểm tra suy hao quang

Kiểm tra bằng máy đo công suất quang.

Sử dung máy đo công suất quang để kiểm tra suy hao bằng phương pháp đo suy hao xen. Cách kiểm tra này rất chính xác, được nhiều anh em kỹ thuật sử áp dụng nhờ chi phí đầu tư cho 1 chiếc máy đo công suất rẻ.

Chuẩn bị

– Máy đo công suất quang

– Nguồn sáng quang

– 2 dây nối

– 2 đầu nối adapter

Các bước kiểm tra

Bước 1: đặt tham chiếu.

Thiết lập đo trong hình dưới đây:

Tieu Chuan Suy Hao Moi Han Cap Quang Va Phuong Phap Do 3

Quy trình:

– Đấu mỗi máy đo công suất và nguồn sáng với 1 dây nối và liên kết lại bằng 1 bộ nối như hình trên

– Bật nguồn máy đo công suất quang (để ở chế độ cần đo);

– Bật nguồn quang hiển thị là giá trị tuyệt đối (dBm);

– Thiết lập giá trị tuyệt đối này về giá trị tham chiếu và hiển thị giá trị tương đối (dB).

Bước 2: đo suy hao sợi quang sử dụng phương pháp đo suy hao xen.

Thiết lập đo theo hình dưới đây

Tieu Chuan Suy Hao Moi Han Cap Quang Va Phuong Phap Do 5

Quy trình:

– Tháo một trong các dây nối, nối sợi quang cần đo vào như trên

– Giá trị hiển thị trên máy đo là suy hao xen của sợi quang cần đo

Kiểm tra bằng máy đo OTDR

Sử dụng máy đo OTDR đế kiểm tra suy hao bằng phương pháp đo suy hao phản xạ
Chuẩn bị

  • Máy đo OTDR
  • Các dây nối và phụ kiện
  • Dao cắt sợi quang
  • Các bộ nối thích hợp
  • Chất lỏng làm phù hợp chiết suất sợi
  • Bộ ghép sợi quang
  • Kìm tuốt vỏ cáp và sợi quang
  • Cuộn sợi đệm.
    Lưu ý: kiểm tra chính xác dải động của máy OTDR xem có đủ đo khoảng cách của chiều dài sợi quang không

Các bước tiến hành 

  • Bước 1: Kết nối máy đo OTDR với sợi quang (như hình dưới)
  • Bước 2: Cài đặt máy đo OTDR đo tự động hoặc thủ công (chỉ số triết xuất, khoảng cách đo, thời gian đo
  • Bước 3: Tiến hành đo
  • Bước 4: phân tích các chỉ số suy hao mối hàn, bộ nối, các điểm dị thường, suy hao 2 điểm đầu và cuối sợi…
  • Bước 5: Lặp lại các bước trên với máy đo OTDR được nối vào đầu kia của sợi quang. Sau đó tính giá trị trung bình của hai kết quả thu được. Chúng ta sẽ có một giá trị chính xác hơn:
  • Tổn haoOTDR = (Tổn haohướng A + Tổn haohướng B)/2
​​​​​​​

Bài viết liên quan :